Sài Gòn yêu thương

Sống ở Sài Gòn nhưng bạn đã biết nguồn gốc của tên gọi thân thương này?

Thành phố Hồ Chí Minh 23/08/2024
5/5 - (1 bình chọn)

Tuy đã được đổi tên vào năm 1976, người dân TPHCM vẫn quen gọi nơi đây bằng một cái tên thân thuộc hơn đó là Sài Gòn. Nhưng dù đã tồn tại hơn 300 năm, ý nghĩa thật sự của tên gọi Sài Gòn vẫn là những giả thuyết.

Nguồn gốc tên gọi Sài Gòn
Tàu bè ra vào sông Sài Gòn thế kỷ 19, thành phố còn hoang vu, nhiều rừng rậm.

Giới thiệu về Sài Gòn

Sài Gòn (TPHCM hiện nay) là thành phố có lịch sử hình thành và phát triển hơn 300 năm tuổi. Trải qua bao biến cố, thăng trầm của lịch sử, Sài Gòn xưa và nay đã trở thành một thành phố hiện đại, nơi đây là niềm tự hào của người dân Nam Bộ và cả nước Việt Nam nói chung .

Từ đầu thế kỷ XX, người Pháp đã cố gắng khám phá nguồn gốc của địa danh Sài Gòn – nơi mà họ muốn biến thành “Hòn ngọc Viễn Đông”. Nhưng cái tên đơn giản và quen thuộc này, ngay cả người Việt Nam cũng không biết ý nghĩa của nó.

Nguồn gốc tên gọi Sài Gòn
Trung tâm Sài Gòn xưa.

Sau hơn 300 năm hình thành và phát triển, nhiều thế hệ học giả vẫn chưa thống nhất về nguồn gốc tên gọi này. Trong nhiều công trình nghiên cứu, các học giả đã đưa ra nhiều giải thích về nguồn gốc và ý nghĩa của tên gọi Sài Gòn.

Đọc thêm: 5 Công ty cho thuê xe du lịch tại TPHCM tốt nhất, giá cạnh tranh.

Nguồn gốc tên gọi Sài Gòn.

Với hơn một thập kỷ qua, các nhà nghiên cứu Việt Nam vẫn tiếp tục giải thích nguồn gốc của tên tuổi này. Tuy những giả thuyết vẫn còn nhiều hạn chế và chưa nhận được sự đồng tình tuyệt đối, thế nhưng đã phần nào mang tới cái nhìn rõ nét về vùng đất văn hóa này. Dưới đây là một số giả thuyết từ các nhà nghiên cứu.

Sài Gòn là Thầy Gòn

Về giả thuyết này các nhà nghiên cứu cho rằng, trước kia có có một ông thầy tên Gòn. Vì quá nổi tiếng nên người ta đã lấy chức danh và tên ông là Thầy Gòn dùng để gọi vùng đất Chợ Lớn. Về sau vì nói chệch, Thầy Gòn biến thành Sài Gòn.

Tuy nhiên, theo PGS.TS Lê Trung Hoa giả thuyết này vẫn còn nhiều nhược điểm. Ví theo tài liệu ghi chép, thầy giáo và thầy thuốc thời điểm đó rất sùng chữ Hán, nên khó có thể gọi mình với cái tên nôm na: Gòn. Trong các địa danh Nam Bộ cũng chưa thấy một nơi nào có từ tố “Thầy” bị nói chệch thành “Sài” mà các từ tố “Sài” ở đằng trước đều có nguồn gốc từ tiếng Khơ-me.

Củi Gòn, Cây Gòn, Prey Kor, Cai Ngon là nguồn gốc của tên gọi Sài Gòn

Theo nhà bác học Trương Vĩnh Ký dựa vào mặt chữ Hán và chữ Nôm ghi âm địa danh Sài Gòn trong Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức để phân tích ý nghĩa, trong đó Sài là “củi”, Gòn là “cây gòn”.

Nguồn gốc tên gọi Sài Gòn
Nguồn gốc tên gọi Sài Gòn theo ông Trương Vĩnh Ký.

Theo Báo Le Courrier de Saigon phát hành ngày 20/1/1868 cũng đã khẳng định giả thuyết Kai Gon (cây gòn) cho ra Sài Gòn. Cùng với đó, không ít người cũng cho rằng trước kia ở vùng Chợ Lớn có khu rừng gòn nên người Khơ-me đã gọi là Prey Kor (rừng gòn). Mặt khác, người Thái Lan gọi rừng gòn là Cai Ngon. Vì vậy, Prey Kor, Cai Ngon hoàn toàn có thể là nguồn gốc của tên gọi Sài Gòn.

Tuy nhiên, PGS.TS Lê Trung Hoa cho biết, giả thuyết này vẫn có nhiều vướng mắc. Thứ nhất, trước nay trong từ Hán Việt, “Sài” chỉ xuất hiện trong từ ghép như sơ sài, sài tân… chứ chưa bao giờ là một từ đơn, nghĩa là dùng độc lập.

Kế đến, người Việt không gọi cai (kai) mà gọi là cây, nên không thể nói chệch thành Sài. Tiếp theo, mặc dù tổ hợp ngữ âm Prey Kor có thể cho ra Sài Gòn, thế nhưng từ tố này chưa hề xuất hiện trong văn bản cổ nào trước đó và cũng không có tài liệu ghi chép nào chứng tỏ trước kia ở vùng Chợ Lớn có rừng gòn.

Cuối cùng, chưa từng có sự kiện người Thái Lan gọi một địa danh của người Khơ-me hay người Việt, rồi về sau người Khơ-me và người Việt gọi theo.

>> Đọc thêm: Vì sao nói: Ăn Quận 5, nằm Quận 3, xa hoa Quận 1, trấn lột Quận 4

Glainagara là nguồn gốc của Sài Gòn

GS.TS Nhà giáo Nhân dân Bùi Khánh Thế dựa vào lịch sử và đặc trưng của vùng Đông Nam Á đã từng đưa ra giả thuyết: Tên gọi Sài Gòn có thể bắt nguồn từ một địa danh gốc bởi một từ Nam Á Glai (nghĩa là rừng) kết hợp với một từ Sanskrit Nagara (thị trấn) tạo ra tổ hợp Glai Sanskrit với nghĩa “thị trấn trong rừng” nhằm chỉ khu vực người Hoa sinh sống ở Chợ Lớn thời trước.

Về mặt ngữ âm, Glai rất có khả năng biến thành Sài và Nagara chuyển thành Gòn. Ty nhiên, trong cuốn Địa danh học Việt Nam, PGS.TS Lê Trung Hoa chia sẻ đây chỉ là một giả thuyết đang tiếp tục nghiên cứu vì chưa có đủ dữ liệu.

Đê Ngạn, Đề Ngạn, Tây Cống là nguồn gốc của Sài Gòn

Theo PGS.TS Lê Trung Hoa: Năm 1778, một số người Hoa sinh sống tại cù lao Phố (Đồng Nai hiện nay) đã di chuyển xuống vùng Chợ Lớn và lập nên một thành phố, gọi theo âm Hán Việt là Đê Ngạn, Tây Công hay Đề Ngạn. Theo giọng Quảng Đông và Triều Châu lúc đó, họ đã đọc các địa danh là Tai Ngon, Ti Ngan, Thầy Ngồn, Thì Ngòn, Xi Cún hay Xây Cón… Về sau, người Việt gọi chệch thành Sài Gòn.

Nguồn gốc tên gọi Sài Gòn
Sài Gòn phát âm theo giọng Quảng Đông.

Các tên gọi trên đều gần với Sài Gòn về mặt ngữ âm, tuy nhiên giả thuyết này đều bị nhiều thực tiễn lịch sử và ngôn ngữ bác bỏ. Trong đó, hiện tượng người Hoa đặt địa danh theo giọng của họ và người Việt gọi theo rất hiếm thấy.

Vào năm 1776, Lê Quý Đôn trong Phủ biên tạp lục đã nhắc tới địa danh Sài Gòn vì nó liên quan đến một sự kiện lịch sử năm 1674. Do đó, địa danh Sài Gòn đã có trước khi người Hoa đặt chân đến Chợ Lớn (1778).

Prey Nokor hay Brai Nagara là nguồn gốc của Sài Gòn

Theo PGS.TS Lê Trung Hoa cho rằng nhà bác học Trương Vĩnh Ký khẳng định Prey Nokor (thị trấn trong rừng) là nguồn gốc của Sài Gòn. Vào năm 1974, Martine Piat cũng đã khẳng định Brai Nagara là dạng gốc của Sài Gòn. Trong đó, cả Prey và Brai đều là 2 cách viết của người Khơ-me để chỉ cùng từ “rừng”.

Cùng với đó, Năm 1747, Launay cho biết ở vùng Gia Định ngày xưa có 2 địa danh là Rai-gon thong ( nghĩa là Sài Gòn Thượng) và Rai-gon ha ( nghĩa là Sài Gòn Hạ). Và tiền thân của Sài Gòn là Rai Gon và được bắt nguồn từ Brai Nagara hay Prey Nokor.

PGS.TS Lê Trung Hoa cho biết, căn cứ dựa trên hai mặt dữ liệu lịch sử cùng quy luật ngôn ngữ, ý kiến Brai (hay Prey) là nguồn gốc của Sài Gòn có khả năng đúng nhất.

  • Thứ nhất: địa danh Sài Gòn được xem là khá cổ và đa phần các địa danh của Khơ-me cũng rất cổ.
  • Thứ hai: địa danh Brai Nagara được nhắc đến trong lịch sử và sự kiện trước đó ở Chợ Lớn có một thị trấn nằm giữa rừng là thật.
  • Thứ ba: địa danh Sài Gòn không có ý nghĩa gì trong tiếng Việt, nên khả năng phiên âm từ tiếng của dân tộc khác là hoàn toàn có cơ sở.
  • Thứ tư: trong lịch sử địa danh học đã có các địa danh có từ tố “Sài” đứng trước thường là địa danh Khơ-me như Sài Mẹt, Sài Mạt (một sóc ở Campuchia).
  • Thứ năm: về mặt ngữ âm, Brai Nokor có cơ sở đọc thành Rai gon và đọc chệch thành Sài Gòn.

Đọc thêm: 10 Công ty du lịch tại TPHCM đảm bảo uy tín, dịch vụ tốt nhất.

Ý nghĩa tên gọi Sài Gòn.

Thị trấn giữa rừng

Căn cứ vào từ “Sài” nghĩa là  củi và “Gòn” là cây bông gòn, theo quyển Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị của ông Huỳnh Tịnh Của cho biết nghĩa của Sài Gòn là “củi gòn”.

Dựa trên thông tin này, ông Trương Vĩnh Ký nói rằng tên gọi Sài Gòn được phiên âm từ “Prei Nokor” của người Khmer. Giả thuyết này được ông Ký đưa ra trong giáo trình “Địa lý Nam Kỳ” của mình. Một loạt cách gọi tương tự về địa danh ở Nam Kỳ phiên âm giống vậy như Cần Giờ là từ “Kanco”, Cần Giuộc là “Kantuộc”, Gò Vấp là “Kompăp”…

“Prei” theo tiếng Khmer nghĩa là rừng, còn “Nokor” nghĩa là thị trấn. Do đó “Prei Nokor” nghĩa là một thị trấn ở trong rừng. Hiểu rộng hơn theo tiếng Phạn là “lâm quốc”. Thời gian sau đó, người dân đọc trại từ “Prei” thành “Rai” rồi thành “Sài”. Từ “Nokor” đọc lướt thành “Kor” và dần dần thành ra “Gòn”. Lý giải này được căn cứ vào việc Prei Nokor ngày xưa là nơi rừng rậm có nhiều cây gòn được người dân sử dụng làm củi. Ông Trương Vĩnh Ký kể lại rằng, người Khmer xưa có trồng cây gòn chung quanh đồn Cây Mai.

Sau Trương Vĩnh Ký, đốc phủ Lê Văn Phát cũng đồng tình lý giải này. Lê Văn Phát cho rằng, không chỉ người Khmer mà người Lào cũng gọi nơi này là “rừng cây gòn” thông qua từ Cai Ngon.

Tuy nhiên giả thuyết này bị cho là không hợp lý, vì qua thời gian dài không ai tìm ra được nơi có một “khu rừng có nhiều cây gòn” tại Prei Nokor.

Nguồn gốc tên gọi Sài Gòn
Sài Gòn xưa và nay.

Vùng đất ăn nên làm ra

Theo Vương Hồng Sển, vào năm 1773 khi người Hoa rời Cù lao Phố (Biên Hòa), đã tụ về vùng đất mới Chợ Lớn ngày nay. Họ nhận thấy đây là vùng đất “ăn nên làm ra” vì vậy cần được củng cố cho thật bền chắc. Do vậy, họ cho đắp thêm bờ kinh cao ráo và kiên cố hơn và gọi vùng đất nơi này là “Tin-Gan” hay “Tai-Ngon”  theo Hán Việt là Đề Ngạn.

Đề Ngạn phát âm theo giọng Quảng Đông nghe ra là “Thầy Ngồn” hay “Thì Ngòn” và đây chính là cách phát âm để gọi vùng đất Chợ Lớn thời ấy. Theo giải thuyết này của ông thì âm “Sài Gòn” là từ “Thì Ngòn”, “Thầy Ngòn” mà ra.

Nhưng theo Phủ Biên Tạp Lục của Lê Qúy Đôn viết vào năm 1776, có sự kiện “năm 1674 Thống suất Nguyễn Dương Lâm vâng lệnh chúa Nguyễn đánh Cao Miên và phá vỡ lũy Sài Gòn”. Đây được xem là lần đầu tiên hai từ “Sài Gòn” xuất hiện trong tài liệu lịch sử Việt Nam. Việc này chứng minh rằng từ “Sài Gòn” có trước thời điểm người Hoa đến Chợ Lớn nên cách lý giải của Vương Hồng Sến không hợp lý.

Cống phẩm của phía tây

Theo học giả người Pháp Louis Malleret, Sài Gòn có nguồn gốc từ tiếng “Tây ngòn” – nghĩa là cống phẩm của phía tây (Tây Cống). Tiếng “Tây ngòn” phát âm theo giọng người Hoa thành Sài Gòn.

Để có được giả thuyết này, ông dựa vào dữ liệu lịch sử do Trịnh Hoài Ðức chép lại. Khi Campuchia bị chia ra cho hai nhà nước thì cả hai vua đều nạp cống phẩm cho chúa Nguyễn tại Prei Nokor.

Về lý giải này của học giả người Pháp, ông Vương Hồng Sển lại cho rằng “Tây Cống” chỉ được người Hoa dùng sau này. Ngày trước khu vực Chợ Lớn được gọi là Sài Gòn, nhưng khi người Pháp chiếm các tỉnh Đông Nam bộ đã gọi vùng Bến Nghé là Sài Gòn (vì tên Bến Nghé khó đọc).


Nhưng dù nguồn gốc của tên gọi Sài Gòn có như thế nào, thì tính cách con người nơi đây bao đời nay vẫn luôn năng động và đi đầu trong nhiều lĩnh vực. Nơi đây đang trải qua những giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ, vươn lên trở thành một thành phố vô cùng hiện đại, xứng đáng với danh hiệu “Hòn ngọc Viễn Đông”.

Có thể bạn quan tâm

Tin liên quan

Minh Hoàng 11/06/2024

Chùa Ngọc Hoàng: Ngôi chùa cầu con, cầu duyên nổi tiếng linh thiêng ở Sài...

Tọa lạc ở quận 1 - khu vực sầm uất bậc nhất của Sài Gòn, nhưng Chùa Ngọc Hoàng vẫn giữ nguyên những giá trị...

5/5 - (1 bình chọn)
Tống Lê Ngọc Trâm 06/08/2024

Khám phá Chợ Bình Tây: Ngôi chợ cổ sầm uất nhất tại Sài Gòn

Với năng lượng sôi động, Chợ Bình Tây là điểm sáng của sự giàu có văn hóa tại trung tâm Sài Gòn. Nơi đây không...

5/5 - (1 bình chọn)
Nguyễn Huyền Ni 05/08/2024

Chợ hoa Hồ Thị Kỷ – Tiểu Đà Lạt giữa lòng Sài Thành

Được mệnh danh là "Tiểu Đà Lạt mộng mô của Sài Thành", chợ hoa Hồ Thị Kỷ đang dần trở thành địa điểm chuyên mua...

5/5 - (4 bình chọn)
Minh Hoàng 07/08/2024

Landmark 81 Skyview có gì? Thông tin giá vé, dịch vụ A-Z

Bên cạnh những danh thắng có bề dày lịch sử lâu đời thì các công trình hiện đại, thời đại mới, đơn cử như Landmark...

5/5 - (2 bình chọn)

Nền tảng đánh giá minh bạch nhất tại TPHCM

Hàng ngàn điểm cung cấp dịch vụ, sản phẩm tại Tp. Hồ Chí Minh được cộng đồng Reviewer trải nghiệm và đánh giá khách quan, minh bạch, chi tiết nhất.

SaiGonReview có tiêu chuẩn cung cấp thông tin rõ ràng, là cầu nối giúp hàng triệu người dùng có được lựa chọn sử dụng dịch vụ, sản phẩm tốt nhất!

icon Facebook icon linkedin icon tiktok
Đăng tải thông tin hoàn toàn MIỄN PHÍ!
SaiGonReview vinh dự được ghi nhận là Website có chất lượng đánh giá tin cậy nhất 2023

DMCA.com Protection Status © Bản quyền 2023 SaiGonReview.vn | Chính Sách - Điều Khoản