Sài Gòn yêu thương
Sài Gòn quê hương tôi

Dinh Độc Lập: Lịch sử & Kiến trúc công trình nổi bật

Quận 1 22/04/2024
4.9/5 - (27 bình chọn)

Nhìn từ trên cao dải cây xanh Trung tâm Sài Gòn thành phố Hồ Chí Minh từ sau nhà thờ Đức Bà đến đường Cách Mạng Tháng Tám như ôm gọn vào lòng mình công trình Dinh Độc Lập. Các nhà nghiên cứu kiến trúc Pháp đã viết rằng Dinh Độc Lập là biểu tượng của chính quyền nam Việt Nam, điểm hội tụ của quân giải phóng ngày 30 tháng 04 năm 1975 lịch sử. Trên nền phủ của Dinh Norodom (Phủ Toàn Quyền) cũ còn gọi là dinh toàn quyền Đông Dương.

Hình ảnh xưa Dinh Norodom toàn quyền Đông Dương cũ
Dinh Norodom (hay còn gọi là dinh toàn quyền Đông Dương)

Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đã xây dựng một kiến trúc hiện đại kết hợp với bố cục truyền thống tạo nên một công trình hoành tráng hài hòa với không gian cây xanh, công trình mang dấu ấn lịch sử này tiêu biểu cho nền kiến trúc đương đại Việt Nam trở thành công trình văn hóa lịch sử của thành phố Hồ Chí Minh.

Lịch sử về Dinh Độc Lập

Thực dân Pháp đánh chiếm Sài Gòn năm 1859 thì họ đã tiến hành xây cất Dinh Thống Đốc nam kỳ gọi là dinh Norodom 1868. Sau thất bại Điện Biên Phủ 1954 người Pháp mới trao trả dinh Norodom lại cho người Việt. Ngô Đình Diệm đổi tên thành Dinh Độc Lập.

Chế độ độc tài gia đình trị của Ngô Đình Diệm đàn áp nhân dân gây căm phẫn toàn dân miền Nam, làm bất bình cả trong nội bộ chính quyền Sài Gòn. Vào năm 1962 phe đảo chính cử hai phi công ném bom đánh sập cánh trái Dinh Độc Lập. Ngô Đình Diệm cho phá vỡ dinh cũ để xây dựng một dinh mới to lớn và kiên cố hơn do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế.

Hình ảnh xưa dinh norodom bị đánh bom sập cánh trái
Hình ảnh xưa dinh Norodom bị đánh bom sập cánh trái

Công trình chưa hoàn tất thì nổ ra cuộc đảo chính quân sự ngày 1 tháng 11 năm 1963, vào ngày hôm sau hai anh em Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu bị phe đảo chính giết chết. Công trình được khánh thành vào tháng 10 năm 1966, tướng Nguyễn Văn Thiệu đã độc chiếm dinh làm nơi ăn ở và làm việc của mình. Nguyễn Văn Thiệu vẫn tiếp tục gây chiến bất chấp Hiệp Định Hòa Bình Paris được long trọng ký kết vào đầu năm 1973

Hình ảnh Dinh độc lập những năm 1970
Toàn cảnh Dinh Độc Lập sau khi hoàn thành

Vào tháng tư năm 1975 chiến dịch Hồ Chí Minh được triển khai trên khắp chiến trường miền Nam, lực lượng quân giải phóng liên tục tiến công đẩy lùi quân đội Sài Gòn trên khắp các mặt trận. Dòng người di tản ùa về Sài Gòn, cả người nữ cũng bắt đầu tháo chạy. Trung quý phi công Nguyễn Thành Trung hoạt động trong không lực Việt Nam cộng hòa ném bom Dinh Độc Lập ngày 8 tháng 4 năm 1975 như một lời cảnh cáo Thiệu rằng anh an toàn quay về vùng Giải Phóng.

Tuy vậy Thiệu vẫn ngoan cố vô hào tử thủ cuộc chiến ngày càng trở nên ác liệt hơn. Trước sức ép từ nhiều phía, Nguyễn Văn Thiệu buộc phải từ chức một cách nhục nhã và ra đi vào ngày 21 tháng 04 năm 1975 trao quyền lại cho Phó tổng thống Trần Văn Hương. Tướng Nguyễn Cao Kỳ lúc đầu cũng hô hào chiến đấu nhưng rồi cũng đành bỏ chạy ra tàu chiến Mỹ ngoài biển Đông

Ngày 28 tháng 04 Trần Văn Hương lại bị buộc phải bàn giao chức tổng thống Việt Nam cộng hòa lại cho tướng hồi hưu Dương Văn Minh. Trước sự tiến công như vũ bão của quân giải phòng, binh lính Sài Gòn tiếp tục rút chạy tán loạn. Những chiếc máy bay túc trực trên nóc sứ quán Mỹ đưa những người Mỹ cuối cùng di tản khỏi Sài Gòn. Cuối cùng quân giải phóng đã tiến vào Sài Gòn, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc thắng lợi khi xe tăng giải phóng húc đổ cổng Dinh Độc Lập và cờ giải phóng tung bay trên nóc dinh vào đúng giữa trưa ngày 30 tháng 04 năm 1975. Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện chính quyền cách mạng.

Xe tăng húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập vào trưa 30 tháng 4 năm 1975
Hình ảnh chiếc xe tăng húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập vào ngày 30/04/1975

Miền Nam được hoàn toàn giải phóng, nhân dân trên cả nước từ Hà Nội đến Sài Gòn xuống đường chào mừng ngày vui đại thắng. Mọi người thành kính vào viếng lăng Bác Hồ vừa kịp hoàn thành ở thủ đô Hà Nội. 30 năm chiến đấu tranh hổ nhân dân Việt Nam đã giành được độc lập thực hiện cho được ý nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh “độc lập hòa bình thống nhất đất nước”

Ngày 15 tháng 11 năm 1975 đặc biệt nhân dân của hai miền Nam Bắc đã về Dinh Độc Lập dự hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất đất nước. Từ đó Dinh Độc Lập trở thành nơi hội họp quan trọng của Đảng, Nhà nước, Chính phủ. Một di tích lịch sử văn hóa lớn của cả nước.

Bản đồ vị trí Dinh Độc Lập

Kiến trúc nổi bật của Dinh Độc Lập

Dinh được xây dựng trên diện tích 4.500 m², diện tích sử dụng 20.000 m², gồm 3 tầng chính, 1 sân thượng, 2 gác lửng, tầng nền, 2 tầng hầm và một sân thượng cho máy bay trực thăng đáp xuống. Hơn 100 căn phòng của Dinh được trang trí theo phong cách khác nhau tùy theo mục đích sử dụng bao gồm các phòng khánh tiết, phòng họp hội đồng nội các, phòng làm việc của Tổng Thống và của Phó Tổng Thống, phòng trình ủy nhiệm thư, phòng đại yến, v.v… chưa kể các phần khác như hồ sen bán nguyệt hai bên thềm đi vào chánh điện, bao lơn, hành lang…

Góc chụp toàn cảnh công trình Dinh Độc Lập
Góc chụp toàn cảnh công trình Dinh Độc Lập, điểm tham quan hấp dẫn của du khách khi đến TPHCM

Dinh cao 26m, tọa lạc trong khuôn viên rộng 12 ha rợp bóng cây. Bên ngoài hàng rào phía trước và phía sau Dinh là 2 công viên cây xanh. Giữa những năm 1960, đây là công trình có quy mô lớn nhất miền Nam và có chi phí xây dựng cao nhất (150.000 lượng vàng). Các hệ thống phụ trợ bên trong Dinh hiện đại: điều hòa không khí, phòng chống cháy, thông tin liên lạc, nhà kho.

Tầng hầm chịu được oanh kích của bom lớn và pháo. Mặt tiền của Dinh được trang trí cách điệu các đốt mành trúc phỏng theo phong cách các bức mành tại các ngôi nhà Việt và họa tiết các ngôi chùa cổ tại Việt Nam. Các phòng của Dinh được trang trí nhiều tác phẩm non sông cẩm tú, tranh sơn mài, tranh sơn dầu.

Cơ quan hiện quản lý di tích văn hoá Dinh Thống Nhất có tên là Hội trường Thống Nhất thuộc Cục Hành chính Quản trị II – Văn phòng Chính Phủ. Đây là di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng được đông đảo du khách trong nước và nước ngoài đến tham quan.

Góc chụp mặt sau của Dinh Độc Lập
Dinh Độc Lập còn là nơi checkin để lưu giữ những bộ ảnh đẹp

Một thế hệ mới đang tiến lên tiếp nối con đường cha anh, tiêu biểu là các em sinh viên kiến trúc này hiện nay đang quay về thăm viếng Dinh Độc Lập. Các em chiêm ngưỡng và chăm chú nghiên cứu lại đường nét kiến trúc công trình mang tính lịch sử và văn hóa này.

Từ ngoài nhìn vào mặt tiền dinh dài thăm thẳm mất hút trong rừng cây phía xa, kể cả bề rộng uy nghi của cánh trái nóc bằng trên sân thượng. Chúng ta hiện đang chiêm ngưỡng một công trình kiến trúc xây dựng cách đây 40 năm hoàn toàn do chính người Việt Nam tự tay làm nấy, từ các khâu thiết kế thi công trang trí và chủ yếu là sử dụng vật liệu sản xuất trong nước.

Dinh Độc Lập là biểu tượng bất diệt của Sài Gòn
Dinh Độc Lập – biểu tượng bất diệt của Sài Gòn

Lối bố cục sân vườn dinh thự đăng đối kết hợp nhuần nhuyễn giữa hiện đại và truyền thống. Ở đây thuật phong thủy phương đông cũng đã thể hiện ở mặt trước với mặt phẳng lớn của bãi cỏ, hồ phun nước tạo thế Minh đường và rừng cây trùng điệp phía sau. Hình như đã phảng phất phần hậu chẩm tạo thêm vững bền cho công trình.

Màu sắc vật liệu ngôi dinh thự như nổi bật lên mà vẫn hài hòa với khung nền cỏ cây hoa lá xung quanh, trên mặt nhà bốn phía là những mảng tường đá lớn luôn nổi gam màu. Các mô típ trang trí ngoại thất rồng phượng qua lá đắp nổi trang trí cách điệu mang tính truyền thống. Kết cấu bê tông cốt thép với đường nét mạnh mẽ minh bạch hiển hiện khắp nơi từ các mái nhô đến hệ thống dầm cột vạm vỡ. Những đường nét kiến trúc thuần túy kỹ thuật, vật chất có vẻ như vô hồn nhưng phải chăng người thiết kế công trình đã phá vào đó cái hồn gửi gắm ở chúng những suy nghĩ của mình.

ảnh đẹp về Dinh Độc Lập ngày nay
Dinh Độc Lập ngày nay là điểm thu hút tham quan nổi bật của TPHCM

Nay chúng ta đang bước vào Dinh một chiếc mái lớn nhô ra khỏi mặt tiền như đón mời khách tiến vào hàng hiên thoáng đãng dài suốt mặt tiền. Dẫn vào khu đại sảnh cao rộng nguy nga, ngước mắt nhìn lên ánh sáng dịu dịu tỏa xuống từ giàn thanh gỗ trần, từ cách dùng đèn. Từ tại sảnh ta đi thẳng vào phòng khánh tiết là phòng có quy mô lớn nhất Dinh Độc Lập sử dụng để tiếp khách. Phòng này kể cả hai hàng thiên rộng mát có thể tiếp đón cả ngàn khách. Trên tấm thảm đỏ trải suốt mặt nền bố trí những chiếc ghế vàng và bàn nước, mọi người như dừng lại ngắm mãi bức tranh Đức Quốc tổ Hùng Vương đang phóng bút đặt tên nước Văn Lang. Đường nét khá mạnh toát lên khung cảnh thời các vua Hùng dựng nước trên 2000 năm trước.

Phòng khánh tiết Dinh Độc Lập
Góc ảnh chụp phòng khánh tiết của Dinh Độc Lập

Từ đại sảnh ta sẽ rẽ vào phòng họp Nội các với chiếc bàn họp đồ sổ hình trái xoan chiếm trọn diện tích phòng. Ở đây không trang trí gì trên mặt bàn chỉ đặt nhiều micro xung quanh đặt những cái ghế bọc nệm cho các thành viên dự họp đối diện nhau để thảo luận theo kiểu diễn đàn bàn tròn dân chủ. Mảng tường cuối phòng ngày trước treo màn ảnh chiếu phim hình ảnh minh họa có thể cuốn lên được.

Phòng họp nội các của Dinh Độc Lập
Góc ảnh chụp Phòng họp nội các Dinh Độc Lập

Phòng đại Yến cây diều vàng chiêu đãi Thượng khách với thảm nền truyền một màu nhạt êm dịu, bức hoạ lớn mang tên Sơn Hà Cẩm Tú Thái Bình Thảo Mộc chiếm cả mảnh tường nền do chính kiến trúc sư Ngô Viết Thụ sáng tác mang tính hỗn dung nghệ thuật hội họa đông tây.

Phòng đại yến của Dinh Độc Lập
Góc ảnh chụp Phòng đại yến của Dinh Độc Lập

Rất nhiều phòng và lối đi mang thiết kế kiến trúc độc đáo đang chờ đón chúng ta đến tham quan và khám phá trực tiếp để cảm nhận được trọn vẹn nhất.


Nếu có dịp đến tham quan du lịch tại TP. Hồ Chí Minh thì bạn nên đến Dinh Độc Lập để có được trải nghiệm thực tế khách quan, đây cũng là điểm tham quan, hiểu biết hơn về kiến thức lịch sử có sự trợ giúp bởi những bạn tình nguyện viên, hướng dẫn viên du lịch…

Có thể bạn quan tâm

Tin liên quan

Nguyễn Thắm 23/08/2024

Vì sao nói “Ăn Quận 5, nằm Quận 3, xa hoa Quận 1, trấn lột...

Ăn Quận 5, Nằm Quận 3, xa hoa Quận 1, trấn lột Quận 4: chỉ vỏn vẹn 14 chữ Nhưng câu nói này đã tóm...

5/5 - (109 bình chọn)
Diễm Hằng 18/10/2023

Thảo Cầm Viên Sài Gòn: Kí ức tuổi thơ đẹp đẽ của nhiều thế hệ

Trong ký ức xưa cũ của người dân Sài Gòn từ nhiều thế hệ, Thảo Cầm Viên có lẽ là địa điểm vui chơi giải...

4.9/5 - (80 bình chọn)
Nguyễn Huyền Ni 23/08/2024

Phố ẩm thực người Hoa Quận 5: Thiên đường ẩm thực giữa lòng Sài Gòn

Phố ẩm thực người Hoa Quận 5 là địa điểm vô cùng náo nhiệt ngay giữa lòng Sài Gòn. Từ những con hẻm nhỏ nên...

5/5 - (1 bình chọn)
Tống Lê Ngọc Trâm 06/08/2024

Khám phá Chợ Bình Tây: Ngôi chợ cổ sầm uất nhất tại Sài Gòn

Với năng lượng sôi động, Chợ Bình Tây là điểm sáng của sự giàu có văn hóa tại trung tâm Sài Gòn. Nơi đây không...

5/5 - (1 bình chọn)

Nền tảng đánh giá minh bạch nhất tại TPHCM

Hàng ngàn điểm cung cấp dịch vụ, sản phẩm tại Tp. Hồ Chí Minh được cộng đồng Reviewer trải nghiệm và đánh giá khách quan, minh bạch, chi tiết nhất.

SaiGonReview có tiêu chuẩn cung cấp thông tin rõ ràng, là cầu nối giúp hàng triệu người dùng có được lựa chọn sử dụng dịch vụ, sản phẩm tốt nhất!

icon Facebook icon linkedin icon tiktok
Đăng tải thông tin hoàn toàn MIỄN PHÍ!
SaiGonReview được ghi nhận là Website có chất lượng đánh giá tin cậy nhất (ghi nhận từ 1832630 độc giả)

DMCA.com Protection Status © Bản quyền 2024 SaiGonReview.vn | Chính Sách | Điều Khoản | Chính sách Quảng Cáo